Tác động của biến đổi khí hậu gây ra áp thấp nhiệt đới và cách ứng phó

Lượt xem:

Đọc bài viết

Việt Nam là quốc gia được đánh giá là bị ảnh hưởng khá nặng nề bởi biến đổi khí hậu do có đường bờ biển dài. Cụ thể số lượng áp thấp nhiệt đới của nước ta qua các năm ngày càng được tăng cao.Hơn nữa, băng tan làm cho nước biển dâng lên ảnh hưởng trên những vùng đất thấp, đặc biệt là những vùng ven biển. Ước tính rằng nếu mực nước biển dâng 1m thì gần 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và 10% diện tích đồng bằng sông Hồng sẽ bị ngập trong biển nước. Đây là hai đồng bằng mang lại sản lượng nông nghiệp lớn nhất cả nước, kéo theo sự ảnh hưởng đến đời sống nhân dân nơi đây. Cụ thể như thế nào, hãy cùng với dự báo thời tiết 30 ngày tới tìm hiểu ngay nhé

Nguyên nhân tạo nên biến đổi khí hậu

Bắt nguồn từ tự nhiên

  1. Mặt trời tăng cường mức độ chiếu sáng

Mặt trời hình thành cách đây gần 4,5 tỷ năm cho đến nay. Các nhà khoa học ước tính rằng cường độ sáng của nó đã tăng lên 30%. Hơn nữa các điểm đen của mặt trời cũng ảnh hưởng làm thay đổi bức xạ đến Trái Đất

  1. Thay đổi hướng của các dòng hải lưu

Dòng hải lưu trên các đại dương luôn luôn di chuyển, vì thế nó mạng các dòng nước nóng đi khắp các đại dương, điều này làm cho nhiệt độ nước biển tăng cao.

  1. Thay đổi quỹ đạo trái đất

Trái đất luôn quay quanh mặt trời ở trục nghiên. Nhưng theo thời gian độ nghiêng này dần thay đổi, tạo ra các ảnh hưởng đến nhiệt độ của Trái Đất. Theo một số nghiên cứu, tốc độ di chuyển của cực Trái Đất tăng 17 lần so với tốc độ trung bình.

Bắt nguồn từ con người

  1. Quá trình công nghiệp hoá trên toàn thế giới

Đối với sự phát triển của ngành công nghiệp 4.0 tạo nên sự phát triển đột phá cho loài người. Nhưng thay vào đó là quá trình công nghiệp hoá con người đã tự tay xả những khí có tác dụng giữ nhiệt như CO2, SO2,… và gây ra hiệu ứng nhà kính khiến nhiệt độ của Trái Đất ngày càng tăng cao.

  1. Tàn phá rừng

Rừng được coi là lá phổi xanh của trái đất, thực hiện quang hợp hằng ngày. Con người lại có nhiều mục đích hơn với chúng và gây nên tình trạng chặt phả rừng bừa bãi và bất hợp pháp. Gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng trong đó có sạt lỡ đất làm chôn vùi rất nhiều người

  1. Chất thải, khói bụi từ một lượng lớn phương tiện giao thông

Việt Nam là quốc gia sử dụng số lượng xe máy đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á sau Indonesia. Có thể thấy rõ tại các thành phố lớn ở việt Nam trong những giờ cao điểm, khói bụi đã che lấp phần lớn bầu trời nơi đây gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường.

  1. Sản xuất năng lượng

Những sự cố rò rỉ trong quá trình sản xuất các nhiên liệu hóa thạch sẽ tạo ra một lượng khí lớn tác động mạnh, làm gia tăng hiệu ứng nhà kính. Thảm họa hạt nhân tại Liên Xô khi lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân bị nổ. Phát ra một lượng lớn chất phóng xạ ra bề mặt Trái Đất.

  • Những nguyên nhân này có thể gây ra tình trạng áp thấp nhiệt đới tăng cao, có thể là mưa axit và các tác nhân ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.

Những ứng phó của Việt Nam với biến đổi khí hậu ( giảm tối thiểu các thiên tai : áp thấp nhiệt đới )

– Đổi mới mô hình tăng trưởng mới, chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi

– Hoàn thiện pháp lý về biến đổi khí hậu , đồng bộ hệ thống pháp luật để quản lí tài nguyên.

– Kế hoạch phát triển ngành hợp lý, sử dụng tài nguyên hợp pháp và hiệu quả

– Tăng cường quản lý về các tội phạm về tài nguyên môi trường.

– Mở rộng công tác tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu

– Hội nhập quốc tế để nâng cao vị thế quốc gia , đầu tư hiệu quả